page.title=Điều hướng bằng Quay lại và Lên trên
page.tags="navigation","activity","task","up navigation","back navigation"
page.image=/design/media/navigation_between_siblings_gmail.png
@jd:body
Triển khai Điều hướng Hiệu quảTài liệu cho Nhà phát triển
Điều hướng nhất quán là một thành phần thiết yếu trong trải nghiệm người dùng nói chung. Một vài điều nhỏ bé lại khiến người dùng khó chịu hơn so với điều hướng cơ bản chính là hành xử không nhất quán và không như kỳ vọng. Android 3.0 đã giới thiệu những thay đổi đáng kể về hành vi điều hướng toàn cục. Tuân thủ kỹ lưỡng các hướng dẫn về Quay lại và Lên trên sẽ giúp việc điều hướng trên ứng dụng của bạn trở nên dễ đoán và đáng tin cậy cho người dùng của bạn.
Phiên bản Android 2.3 và mới hơn dựa vào nút Quay lại của hệ thống để hỗ trợ điều hướng trong một ứng dụng. Với việc giới thiệu thanh hành động trong Android 3.0, một cơ chế điều hướng thứ hai đã xuất hiện: nút Lên trên, bao gồm biểu tượng ứng dụng và dấu nháy lùi trái.
Nút Lên trên được sử dụng để điều hướng bên trong một ứng dụng dựa trên mối quan hệ thứ bậc giữa các màn hình. Ví dụ, nếu màn hình A hiển thị một danh sách các mục và việc chọn một mục sẽ dẫn đến màn hình B (trình bày chi tiết hơn về mục đó), khi đó B sẽ đưa ra nút Lên trên để quay lại màn hình A.
Nếu một màn hình đang ở trên cùng trong một ứng dụng (cụ thể là trang chủ của ứng dụng), thì nó sẽ xuất hiện nút Lên trên.
Nút Quay lại của hệ thống được sử dụng để điều hướng ngược theo thứ tự thời gian, qua lịch sử các màn hình mà người dùng mới thao tác qua. Nó thường được dựa trên mối quan hệ thời gian giữa các màn hình thay vì thứ bậc của ứng dụng.
Khi màn hình xem trước đó cũng đồng thời là màn hình mẹ theo thứ bậc của màn hình hiện tại, nhấn nút Quay lại sẽ có cùng kết quả như khi nhấn nút Lên trên—điều này thường hay xảy ra. Tuy nhiên, không như nút Lên trên đảm bảo người dùng vẫn còn trong ứng dụng của bạn, nút Quay lại có thể trả người dùng về màn hình Trang chủ hoặc thậm chí sang một ứng dụng khác.
Nút Quay lại cũng hỗ trợ một vài hành vi không trực tiếp gắn với điều hướng giữa các màn hình:
Đôi khi một màn hình không chỉ có một vị trí cố định trong thứ bậc của ứng dụng và bạn có thể truy cập nó từ nhiều điểm bắt đầu—ví dụ như màn hình cài đặt có thể được truy cập từ bất cứ màn hình nào khác trong ứng dụng của bạn. Trong trường hợp này, nút Lên trên sẽ chọn quay lại màn hình đã chuyển đến, có tác dụng giống như Quay lại.
Thay đổi tùy chọn dạng xem cho một màn hình không làm thay đổi hành vi Lên trên hay Quay lại: màn hình vẫn ở cùng một chỗ trong thứ bậc của ứng dụng và không tạo thêm lịch sử điều hướng mới nào.
Ví dụ về thay đổi dạng xem gồm:
Khi ứng dụng của bạn hỗ trợ điều hướng từ một danh mục tới một dạng xem chi tiết của một trong những mục đó, thường nó ưu tiên hỗ trợ điều hướng theo hướng từ mục đó tới một mục khác ở phía trước hoặc phía sau nó trong danh sách. Ví dụ, trong Gmail, bạn có thể dễ dàng trượt nhanh sang trái hoặc phải từ một hội thoại để xem hội thoại mới hơn hoặc cũ hơn trong cùng Hộp thư đến. Như khi thay đổi dạng xem trong một màn hình, điều hướng đó không làm thay đổi hành vi Lên trên hoặc Quay lại.
Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ đáng chú ý đó là khi duyệt giữa các dạng xem chi tiết có liên quan, không ràng buộc với nhau bởi danh sách chuyển đến—ví dụ như khi duyệt trong Play Store giữa các ứng dụng từ cùng một nhà phát triển hoặc giữa các album bởi cùng một nghệ sĩ. Trong các trường hợp này, truy cập vào từng liên kết không tạo ra lịch sử, khiến nút Quay lại đi qua từng màn hình được xem trước đó. Thao tác Lên trên sẽ tiếp tục bỏ qua những màn hình liên quan này và điều hướng tới màn hình bộ chứa được xem gần đây nhất.
Bạn có khả năng thiết kế để hành vi Lên trên thông minh hơn dựa trên hiểu biết của mình về dạng xem chi tiết. Suy rộng từ ví dụ về Play Store bên trên, tưởng tượng người dùng đã điều hướng từ Cuốn sách xem gần nhất tới chi tiết chuyển thể Phim. Trong trường hợp đó, thao tác Lên trên có thể trả về một bộ chứa (Phim) mà trước đó người dùng chưa điều hướng qua.
Bạn có thể sử dụng widget hoặc thông báo trên màn hình Trang chủ để giúp người dùng của mình điều hướng trực tiếp tới màn hình nằm sâu trong thứ bậc ứng dụng của bạn. Ví dụ, widget Hộp thư đến của Gmail và thông báo thư mới có thể vừa bỏ qua màn hình Hộp thư đến, vừa đưa người dùng trực tiếp tới dạng xem hội thoại.
Trong cả hai trường hợp này, hãy điều khiển nút Lên trên như sau:
Trong trường hợp nút Quay lại, bạn nên thiết kế để việc điều hướng dễ đoán hơn bằng cách chèn vào ngăn xếp của tác vụ toàn bộ đường dẫn điều hướng lên trên tới màn hình trên cùng của ứng dụng. Làm vậy sẽ cho phép những người dùng nào quên cách họ vào ứng dụng của bạn sẽ điều hướng tới màn hình trên cùng của ứng dụng trước khi thoát.
Ví dụ, widget màn hình Trang chủ của Gmail có một nút để đi trực tiếp vào màn hình soạn email của nó. Lên hoặc Quay lại từ màn hình soạn thư sẽ đưa người dùng tới Hộp thư đến, và từ đó nút Quay lại tiếp tục đưa về Trang chủ.
Khi ứng dụng của bạn cần trình bày thông tin về nhiều sự kiện đồng thời, nó có thể sử dụng thông báo duy nhất để chuyển hướng người dùng tới một màn hình xen kẽ. Màn hình này tổng hợp những sự kiện này và cung cấp đường dẫn cho người dùng đi sâu vào ứng dụng. Thông báo kiểu này được gọi là thông báo gián tiếp.
Không như thông báo tiêu chuẩn (trực tiếp), nhấn Quay lại từ màn hình xen kẽ của một thông báo gián tiếp sẽ trả người dùng về điểm mà từ đó thông báo đó được kích hoạt—không có màn hình bổ sung nào được chèn vào ngăn xếp. Sau khi người dùng tiến vào ứng dụng từ màn hình xen kẽ , thao tác Lên trên và Quay lại có tác dụng như với thông báo tiêu chuẩn, như được mô tả ở trên: điều hướng bên trong ứng dụng thay vì quay lại màn hình xen kẽ.
Ví dụ, giả sử một người dùng trong Gmail nhận được một thông báo gián tiếp từ Lịch. Chạm vào thông báo này để mở ra màn hình xen kẽ, trong đó hiển thị nhắc nhở cho một vài sự kiện khác nhau. Chạm vào Quay lại từ màn hình xen kẽ sẽ trả người dùng về Gmail. Chạm vào một sự kiện cụ thể sẽ đưa người dùng ra khỏi màn hình xen kẽ và vào ứng dụng Lịch để hiển thị chi tiết về sự kiện. Từ chi tiết sự kiện, Lên trên và Quay lại sẽ điều hướng tới dạng xem trên cùng của Lịch.
Thông báo bật lên sẽ bỏ qua ngăn thông báo thay vì xuất hiện trực tiếp phía trước người dùng. Chúng hiếm khi được sử dụng và nên được để dành cho những dịp khi cần phản ứng kịp thời và việc gián đoạn ngữ cảnh của người dùng là cần thiết. Ví dụ, Talk sử dụng kiểu này để cảnh báo người dùng về lời mời từ một người bạn để tham gia trò chuyện video, bởi lời mời này sẽ tự động hết hạn sau một vài giây.
Xét về hành vi điều hướng, thông báo bật lên bám sát chặt chẽ hành vi của màn hình xen kẽ trong thông báo gián tiếp. Quay lại sẽ bỏ qua thông báo bật lên. Nếu người dùng điều hướng từ màn hình bật lên vào ứng dụng thông báo, hành vi Lên trên và Quay lại sẽ bám sát quy tắc áp dụng với thông báo tiêu chuẩn, điều hướng bên trong ứng dụng.
Một trong những thế mạnh cơ bản của hệ thống Android đó là khả năng các ứng dụng kích hoạt lẫn nhau, giúp người dùng có thể điều hướng trực tiếp từ ứng dụng này sang ứng dụng khác. Ví dụ, một ứng dụng cần chụp ảnh có thể kích hoạt ứng dụng Camera, ứng dụng này sẽ trả ảnh về ứng dụng chuyển đến. Điều này đặc biệt có ích đối với cả nhà phát triển, những người có thể dễ dàng tận dụng đoạn mã từ các ứng dụng khác, lẫn người dùng, những người thích có một trải nghiệm nhất quán đối với những hành động được thực hiện thường xuyên.
Để hiểu rõ điều hướng giữa các ứng dụng, quan trọng là phải hiểu được hành vi bộ khung Android được đề cập dưới đây.
Trong Android, hoạt động là một thành phần ứng dụng định nghĩa một màn hình thông tin và tất cả hành động liên kết mà người dùng có thể thực hiện. Ứng dụng của bạn là tập hợp của nhiều hoạt động, bao gồm cả hoạt động do bạn tạo và hoạt động mà bạn sử dụng lại từ các ứng dụng khác.
Tác vụ là trình tự các hoạt động mà một người dùng tuân theo để hoàn thành một mục tiêu. Tác vụ đơn có thể sử dụng các hoạt động từ chỉ một ứng dụng, hoặc có thể dựa trên hoạt động từ nhiều ứng dụng khác nhau.
Ý định là một cơ chế để một ứng dụng báo hiệu rằng nó muốn sự trợ giúp của một ứng dụng khác khi thực hiện một hành động. Các hoạt động của một ứng dụng có thể biểu thị những ý định mà chúng có thể phản hồi. Đối với những ý định thường gặp như "Chia sẻ", người dùng có thể cài đặt nhiều ứng dụng có khả năng thực hiện yêu cầu đó.
Để hiểu những hoạt động, tác vụ và ý định này vận hành với nhau như thế nào, hãy xem cách một ứng dụng cho phép người dùng chia sẻ nội dung bằng cách dùng một ứng dụng khác. Ví dụ, khởi chạy ứng dụng Play Store từ Trang chủ sẽ bắt đầu Tác vụ A mới (xem hình bên dưới). Sau khi điều hướng qua Play Store và chạm vào một cuốn sách được quảng cáo để xem chi tiết của sách, người dùng vẫn ở trong cùng một tác vụ, mở rộng nó bằng cách thêm vào các hoạt động. Kích hoạt hành động Chia sẻ sẽ nhắc người dùng bằng một hộp thoại liệt kê từng hoạt động một (từ các ứng dụng khác nhau) mà đã đăng ký xử lý ý định Chia sẻ đó.
Khi người dùng chọn chia sẻ qua Gmail, hoạt động soạn email của Gmail sẽ được thêm làm hoạt động tiếp tục Tác vụ A—không có tác vụ mới nào được tạo thêm. Nếu Gmail có tác vụ riêng đang chạy nền, nó sẽ không bị ảnh hưởng.
Từ hoạt động soạn email, gửi thư hoặc chạm vào nút Quay lại sẽ trả người dùng về hoạ̣t động chi tiết về cuốn sách. Những lần chạm sau đó vào Quay lại sẽ tiếp tục điều hướng quay lại qua Store và cuối cùng về lại Trang chủ.
Tuy nhiên, nếu chạm vào Lên trên từ hoạt động soạn email, người dùng biểu thị mong muốn vẫn ở nguyên trong Gmail. Hoạt động danh sách hội thoại của Gmail xuất hiện và Tác vụ B mới sẽ được tạo cho nó. Các tác vụ mới sẽ luôn được liên kết gốc với Trang chủ, vì thế chạm vào Quay lại từ danh sách hội thoại sẽ quay lại đó.
Tác vụ A duy trì chạy nền và người dùng có thể quay lại nó sau (ví dụ, thông qua màn hình Gần đây). Nếu Gmail đã có tác vụ riêng đang chạy nền, nó sẽ được thay thế bằng Tác vụ B—ngữ cảnh trước đó sẽ bị bỏ đi phục vụ cho mục đích mới của người dùng.
Khi ứng dụng của bạn đăng ký điều khiển ý định bằng một hoạt động nằm sâu trong thứ bậc của ứng dụng, hãy tham khảo phần Điều hướng tới Ứng dụng của Bạn thông qua Widget và Thông báo trên Màn hình Trang chủ để xem hướng dẫn về cách quy định điều hướng Lên trên.